Tin tức cộng đồng

5 điều đơn giản cha mẹ nên làm mỗi ngày để con hạnh phúc hơn

Tìm kiếm hạnh phúc là một nhu cầu lớn và xuất hiện xuyên suốt cuộc đời mỗi con người. Tác giả người Mỹ Stephanie Harrison đã dành ra hơn 10 năm để nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc, bà đã hệ thống các kiến thức ấy trong cuốn New Happy. Bà Harrison khẳng định có những thói quen đơn...
Xem tiếp

Tin tức thư viện

Chức năng Dừng xem quảng cáo trên violet.vn

12087057 Kính chào các thầy, cô! Hiện tại, kinh phí duy trì hệ thống dựa chủ yếu vào việc đặt quảng cáo trên hệ thống. Tuy nhiên, đôi khi có gây một số trở ngại đối với thầy, cô khi truy cập. Vì vậy, để thuận tiện trong việc sử dụng thư viện hệ thống đã cung cấp chức năng...
Xem tiếp

Hỗ trợ kĩ thuật

Liên hệ quảng cáo

  • (024) 66 745 632
  • 096 181 2005
  • contact@bachkim.vn

Tìm kiếm Tài nguyên trên violet.vn

Gốc > Tin tức cộng đồng >

Với tôi, nghề nào trong xã hội cũng đáng được trân trọng và sự nghiệp trồng người thì càng đáng được trân trọng hơn.

Sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Hà Thành, từ nhỏ cô đã được mẹ định hướng theo nghề sư phạm. Mẹ cô vốn cũng là giáo viên tại trường mầm non của Công ty Thuốc Lá Thăng Long, nên có lẽ tình yêu nghề, yêu trẻ của cô đã được lưu truyền từ người mẹ. Do vậy ngay sau khi tốt nghiệp cấp III, cô đầu quân vào ngành sư phạm, bắt đầu dệt ước mơ trở thành cô giáo.

Vốn là chị chị cả trong gia đình có 3 chị em, từ nhỏ thường được bố mẹ giao nhiệm vụ trông cũng như chăm các em khi bố mẹ bận công việc hay vắng nhà. Khi đó gia đình sống tại khu tập thể nên cô thường vui đùa với trẻ con hàng xóm cùng khu. Có lẽ một phần cũng yêu trẻ từ đó, luôn thấy vui hơn khi gần bọn trẻ, nên cô đã quyết định theo nghề sư phạm mầm non.

23517642_2013015885602041_8399589540702415486_n_500_01

Cô giáo Nguyễn Nguyệt Anh - Phó Hiệu trưởng (trường MN Thăng Long - Hà Nội)

Cô bắt đầu công tác tại trường mầm non Thăng Long từ ngày 15/03/1992. Trường Mầm non Thăng Long được thành lập từ năm 1958. Lúc đó trường đang trực thuộc sự quản lý của nhà máy Thuốc Lá Thăng Long. Đặc thù riêng của trường ngày đó là chăm sóc và giảng dạy đa số các em học sinh là con, cháu của Cán bộ - Công nhân viên chức nhà máy Thuốc Lá Thăng Long. Đến năm 2006 khi nhà máy cổ phần hóa thành Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thuốc Lá Thăng Long thì trường được chuyển giao sang Ủy ban nhân dân quận Thanh Xuân quản lý. Và từ đó đến nay trường Mầm non Thăng Long vẫn luôn là một điểm đến tin cậy của các bậc phụ huynh trên địa bàn phường Thượng Đình nói riêng và của quận Thanh Xuân nói chung.

image001_500_01

Cô Nguyệt Anh, cùng giáo viên và học sinh MN Thăng Long

Với hơn 25 năm công tác trong ngành giáo dục, cô Nguyệt Anh đã tích góp được nhiều kinh nghiệm quý báu cũng như lưu giữ những kỉ niệm không bao giờ quên.

Cô bộc bạch: “Ngay từ năm đầu về trường mình đã được nhà trường cho theo học lớp đàn organ của Thầy giáo - Nhạc sĩ Hoàng Kim Định. Sau khi học xong, thật may mắn mình đã phát huy được mặt mạnh này khi luôn là cô giáo đệm đàn cho học sinh của lớp trong các giờ học âm nhạc hay cho học sinh toàn trường biểu diễn khi tổ chức văn nghệ trong các chương trình tổ chức sự kiện ngày lễ hội. Cũng qua hoạt động này với sự ghi nhận của các cấp, mình tiếp tục được Phòng giáo dục quận Thanh Xuân cử tham gia học lớp đàn organ nâng cao do Sở giáo dục tổ chức. Và cũng chính ở hoạt động này đã cho mình một kỷ niệm đáng nhớ trong những năm đầu mới vào ngành.”

“Năm 1996 khi quận Thanh Xuân tổ chức Hội diễn văn nghệ dành cho học sinh, tôi đã đệm đàn cho học sinh trong trường đi thi, với tiết mục đơn ca cùng tốp múa phụ họa, ca khúc “Mẹ vắng nhà” của các con học sinh trường mầm non Thăng Long đã được giải A1 và được tiếp tục tham gia Hội diễn cấp Thành phố. Ở Hội diễn văn nghệ Thành phố năm đó, tiết mục này đã đạt giải A2. Ngoài những hoạt động ở lớp, những ngày luyện tập, gắn bó với các con học sinh trong thời gian hội diễn, rồi đến ngày đệm đàn trên sân khấu của một chương trình, rồi khi được xướng tên tiết mục đạt giải trong chương trình Hội diễn của ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội…Đó chính là kỷ niệm đẹp của tôi trong những năm đầu vào ngành với các con học sinh thân yêu.”

image007_500_01

Tập thể giáo viên trường Mầm non Thăng Long

Cô tâm sự thêm: “trong năm 2017 vừa qua, khi tôi tròn 25 năm công tác thì cũng là lúc tôi phải tổ chức buổi liên hoan chia tay với người chị, người đồng nghiệp về nghỉ chế độ mà cô đã cùng gắn bó, làm cùng lớp với chị ngay từ ngày đầu bỡ ngỡ vào trường, cũng như chị đã luôn bên cạnh, đồng hành và giúp đỡ tôi trong chuyên môn, trong những lúc khó khăn hay chia sẻ cùng nhau những chuyện vui buồn trong cuộc sống… Và buổi liên hoan với những hình ảnh như một thước phim quay lại quá trình tôi cùng chị và tập thể nhà trường gắn bó với nhau. Rồi những giọt nước mắt, những cái ôm thân thiết, cùng bàn tay nắm chặt bàn tay, những lời tạm biệt…Tất cả hình ảnh đó sẽ mãi là kỷ niệm đẹp với người đồng nghiệp của tôi.”

Không chỉ là một giáo viên yêu nghề, quý trẻ, cô Nguyệt Anh còn là một giáo viên có chuyên môn cao và tích cực tham gia các cuộc thi của ngành giáo dục.

Đặc biệt nhất, trong năm học 2016-2017 để hưởng ứng cuộc thi “Thiết kế bài giảng E-learing - Lần thứ 4” do BGD&ĐT Quỹ Lawrence.sting tổ chức. Với tư cách là một Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn và các hoạt động phong trào cũng như ở vị trí kiêm nhiệm là Chủ tịch công đoàn trường, cô đã phát động phong trào cũng như tổ chức hội thi “Thiết kế bài giảng E-learing” cấp trường. Nhà trường đã chọn 2 sản phẩm nhóm tham dự cuộc thi cấp Quận đạt giải cao, sau đó được gửi dự thi cấp Thành phố đạt một giải Nhất và một giải Khuyến khích. Cũng như tiếp tục được Thành phố  gửi dự thi cấp Quốc gia, với sự tâm huyết, nhiệt tình của nhóm tác giả trong đó có cô, thì sản phẩm dự thi cấp Quốc gia với chủ đề dư địa chí Việt Nam : Đề tài Trung thu trên phố cổ Hà nội đã đạt giải Nhất cấp Quốc gia. Và cũng thật vinh dự khi ở Lễ trao giải Quốc gia do BGD&ĐT tổ chức thì nhóm tác giả trường mầm non Thăng Long đã được vinh dự chọn biểu diễn chương trình văn nghệ mở màn.

image011_500_01

Nhóm tác giả MN Thăng Long nhận giải Nhất từ cuộc thi Thiết kế bài giảng E-Leaning lần 4

Để nói về các cuộc thi và các giải thưởng trong 25 năm công tác, thì đó là một bảng thành tích đáng kể. Trong đó, có một số giải thưởng tiêu biểu như:

- Danh hiệu “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà - Cô giáo người mẹ hiền - Giai đoạn 2010-2015” - Cấp Thành phố.

- Sáng kiến kinh nghiệm giải B - Cấp Thành phố. ( Năm học 2014-2015 ; Năm học 2015-2016).

- Nhà giáo tâm huyết và sáng tạo quận Thanh Xuân năm học 2016-2017.

- Giải Nhất cấp Quốc gia cuộc thi Thiết kế bài giảng e-Learning - Lần thứ 4 - Chủ đề dư địa chí Việt Nam - Đề tài : “Trung thu trên phố cổ Hà nội” .

Ngoài có chuyên môn giỏi và thành thạo về ứng dụng CNTT trong dạy học, thì viết Sáng kiến kinh nghiệm cũng là thế mạnh của cô Nguyệt Anh. Điều đó được minh chứng bằng 2 giải B-Cấp Thành phố về viết SKKN. Bản thân cô cũng đã hướng dẫn giáo viên, nhân viên trong trường viết và liên tục trong các năm học gần đây, trung bình mỗi năm trường MN Thăng Long đều có từ 5 đến 7 SKKN được PGD&ĐT quận Thanh Xuân gửi đi dự thi cấp Thành phố và đều đạt giải cao.

Nhờ những thành tích và những đóng góp miệt mài cho ngành giáo dục, năm 2016 cô vinh dự được chọn tham gia Lễ báo công dâng Bác tại Lăng Hồ Chủ Tịch do Liên đoàn Lao động quận Thanh Xuân tổ chức, cũng như được chọn đi phát huy tại “Hội nghị chuyên đề SKKN năm 2016” do PGD&ĐT quận Thanh Xuân tổ chức.

image015_500

Cô Nguyệt Anh khi tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi

Khi hỏi về công việc và những áp lực từ công việc, cô Nguyệt Anh trân thành chia sẻ: “Đặc thù công việc của giáo viên mầm non là chăm sóc và giảng dạy trẻ từ 2-6 tuổi, do vậy đây được là công việc căng thẳng nhất trong các cấp học. Việc thực hiện đúng chế độ chăm sóc trẻ một ngày ở trường thì công việc rất vất vả. Trẻ lứa tuổi này còn nhỏ, nên để thực hiện tốt nhiệm vụ thì giáo viên mầm non phải làm việc luôn chân luôn tay. Cường độ làm việc của giáo viên trong ngày từ 9->10h/ngày. Ngoài áp lực công việc thì GVMN còn chịu áp lực từ phía phụ huynh. Phụ huynh gửi con ở trường công lập nhưng lại luôn yêu cầu về mọi mặt như trường chất lượng cao….

Rồi áp lực từ dư luận xã hội rất mạnh, sức lan tỏa của mạng xã hội, truyền thông thời đại số rất lớn. Và GVMN cũng chịu áp lực rất lớn của những vấn đề này. Theo mình trong xã hội thì nghề nào cũng đáng được trân trọng và sự nghiệp trồng người thì càng đáng được trân trọng hơn. Nhưng trong tất cả các bậc học thì GVMN phải chịu áp lực nhiều nhất.

image002_500_01

Một tiết dạy tại trường MN Thăng Long

Hiện tại ở vị trí là một Phó hiệu trưởng phụ trách về chuyên môn thì áp lực cũng rất nhiều. Phó Hiệu trưởng chính là người giúp việc cho đồng chí Hiệu trưởng, nên cần có sự tham mưu kịp thời, đúng thời điểm và có hiệu quả đến đồng chí Hiệu trưởng những vấn đề liên quan đến chuyên môn. Cũng như có sự phối kết hợp trong công việc. Nhưng theo quan điểm của mình thì dù ở vị trí hay cương vị nào cũng phải luôn luôn lắng nghe và luôn luôn thấu hiểu. Các nguyên tắc làm việc phải được xây dựng theo hướng đồng tâm và với quan điểm làm việc để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ năm học đã đề ra, đưa nhà trường phát triển và đi lên.”

Đã 25 năm làm trong ngành Giáo dục, tôi đã nhận được rất nhiều thứ tốt đẹp từ công việc này. Nhưng điều mà tôi thấy quý báu nhất là được được chứng kiến sự trưởng thành và phát triển của nhiều thế hệ học sinh xuất phát điểm đến đầu tiên đó là từ chiếc nôi “Mầm non Thăng Long”. Chính ở chiếc nôi này đã giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhất về mọi mặt, từ thể chất đến trí tuệ. Tôi tự hào và hạnh phúc vì được trở thành một phần nhỏ của ngôi trường này.

Công việc bận rộn và áp lực là thế, nhưng cô luôn giữ quan điểm gia đình là số một. Gia đình và công việc luôn song song, đồng hành cùng nhau. Chồng cô công tác tại Công ty Thuốc Lá Thăng Long, với đặc thù công việc nên thường xuyên phải đi công tác, mình có 2 cháu, một cháu trai vừa tốt nghiệp Đại học và một cháu gái đang học lớp 5.

Mặc dù công việc rất bận nhưng cô chưa bao giờ quên nhiệm vụ đối với gia đình. Chăm sóc gia chồng con và giữ gìn hạnh phúc gia đình là điều cô luôn tâm niệm và đề cao.

Cũng trong 12 năm con trai của cô đi học, cô đều là Hội trưởng hội cha mẹ học sinh của lớp, tiếp tục đến cháu thứ hai hiện đang học lớp 5 thì cũng là 5 năm cô tiếp tục làm Hội trưởng hội cha mẹ học sinh. Cô nói: “tôi tham tham gia vì bản thân yêu thích trẻ con cũng như muốn được đồng hành cùng các con mọi lúc, mọi nơi.”

gia_dinh_nho_500

Gia đình nhỏ của cô Nguyệt Anh

Cô Nguyệt Anh biết đếnViolet đã từ lâu, cô thường xuyên cập nhật tin tức, giáo án để tham khảo từ Violet, phục vụ cho giảng dạy.

Cô chia sẻ: “Không chỉ riêng tôi mà các giáo viên nói chung đều nhận thấy Violet đã mang lại cho giáo viên rất nhiều điều hữu ích. Từ thư viện bài giảng, đến thư viện giáo án hay thư viện e-Learning, rồi đến thư viện đề thi, thư viện tư liệu…qua các thư viện này thì giáo viên các cấp học đã cập nhật, tham khảo được rất nhiều nội dung, hỗ trợ cho công việc của mình. Không chỉ tham khảo về cấp học mầm non mà với mình, mình đã truy cập Violet trong quá trình hỗ trợ việc học cho 2 cháu nhà mình.”

Thật may cho Violet đã có cơ hội được gặp gỡ và trao đổi với cô Nguyệt Anh. Chúng tôi cảm thấy thực sự vui mừng khi nhận được những chi sẻ, góp ý trân thành của cô về những gì Violet mang lại.

Cô nói: “Violet đã và đang sở hữu nguồn tài liệu phong phú cũng như luôn cập nhật những gì mới nhất, mà đặc biệt khi tải các tài liệu trên Violet lại hoàn toàn miễn phí nên đấy chính là điều mà Violet đã thu hút được đông đảo các thành viên trên mọi miền đất nước truy cập vào trang web Violet.vn và bản thân tôi hiện tại cũng là một thành viên tích cực.

dsc_8254_500_500

Cô Nguyệt Anh trong buổi giao lưu, trao giải cuộc thi Ngày hè trong tôi

Ngoài ra Violet được biết đến qua việc tổ chức các cuộc thi dành cho giáo viên, sinh viên, học sinh cả nước. Qua các cuộc thi này đã kết nối giáo viên, sinh viên, học sinh trên cả nước xích lại gần nhau hơn. Những cuộc thi gần đây nhất với số lượng tham gia đông đảo là cuộc thi “Thầy cô với mùa thi” hay “Ngày hè trong tôi”. Bản thân mình cũng đã tham gia cuộc thi “Ngày hè trong tôi” và đạt giải tại cuộc thi này. Cũng chính vì thế mình đã có dịp đến văn phòng của Violet tầng 19 tòa nhà 27 đường Huỳnh Thúc Kháng trong lần gặp mặt các tác giả đạt giải cuộc thi viết “Ngày hè trong tôi” do Ban phát triển cộng đồng giáo viên Violet.vn tổ chức , tại đây mình đã có buổi gặp mặt với các thành viên trong công ty và cảm nhận của mình khi đến đây đó chính là sự thân thiện, dễ gần của tất cả các thành viên. Mình cũng xin chia sẻ thêm một chút đó là trong cuộc thi “Thiết kế bài giảng e-Learning” quận Thanh Xuân nơi mình đang công tác, mình đã có dịp gặp Thầy Ngô Văn Chinh một thành viên của Violet, Thầy được mời về quận mình làm giám khảo của cuộc thi, tại đây mình đã có dịp trao đổi với Thầy, được Thầy nhiệt tình chia sẻ một số kinh nghiệm trong việc xây dựng, thiết kế bài giảng e-Learing, qua đó giúp mình tích lũy thêm được phần nào kiến thức về vấn đề này. Và theo ý kiến cảm nhận của mình với các thành viên tâm huyết với công việc, thân thiện, nhiệt tình của Violet mà mình đã được gặp mặt thì việc thiết kế, xây dựng nội dung hay việc tạo phần sử dụng trên Violet cũng đang và đã rất thân thiện, dễ sử dụng. Mình sẽ luôn và tiếp tục đồng hành cùng Violet trong thời gian tới.”

Trân trọng cảm ơn cô Nguyễn Nguyệt Anh với những bộc bạch, tâm sự của cô về chuyện nghề, để chúng có thể hiểu hơn về công việc của các cô giáo mầm non.

Chúc cô và tập thể giáo viên trường Mầm non Thăng Long luôn mạnh khỏe, hạnh phúc để tiếp tục sự nghiệp trồng nghiệp. Chúc năm mới an khang, thịnh vượng.

Ban phát triển cộng đồng ViOLET

Ảnh: cô Nguyễn Nguyệt Anh

Biên tập: Phương Hoa


Nhắn tin cho tác giả
Hỗ Trợ Thư Viện Violet @ 13:47 29/12/2017
Số lượt xem: 3844
Số lượt thích: 2 người (Hỗ Trợ Thư Viện Violet, Nguyễn Đình Phú)
 
Gửi ý kiến