Tin tức cộng đồng

5 điều đơn giản cha mẹ nên làm mỗi ngày để con hạnh phúc hơn

Tìm kiếm hạnh phúc là một nhu cầu lớn và xuất hiện xuyên suốt cuộc đời mỗi con người. Tác giả người Mỹ Stephanie Harrison đã dành ra hơn 10 năm để nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc, bà đã hệ thống các kiến thức ấy trong cuốn New Happy. Bà Harrison khẳng định có những thói quen đơn...
Xem tiếp

Tin tức thư viện

Chức năng Dừng xem quảng cáo trên violet.vn

12087057 Kính chào các thầy, cô! Hiện tại, kinh phí duy trì hệ thống dựa chủ yếu vào việc đặt quảng cáo trên hệ thống. Tuy nhiên, đôi khi có gây một số trở ngại đối với thầy, cô khi truy cập. Vì vậy, để thuận tiện trong việc sử dụng thư viện hệ thống đã cung cấp chức năng...
Xem tiếp

Hỗ trợ kĩ thuật

Liên hệ quảng cáo

  • (024) 66 745 632
  • 096 181 2005
  • contact@bachkim.vn

Tìm kiếm Tài nguyên trên violet.vn

Gốc > Tin tức cộng đồng >

Bộ trưởng Nhạ: 2018 sư phạm chỉ tuyển những học sinh ưu tú nhất

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, từ năm 2018, Bộ GD&ĐT sẽ chỉ giao chỉ tiêu cho các trường sư phạm dựa trên nhu cầu sử dụng mà các địa phương đưa ra.

Ngày 27/12, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Hiệu trưởng các trường sư phạm. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chủ trì Hội nghị.

Đào tạo giáo viên trên cơ sở đề xuất của địa phương

Tại hội nghị, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế thời gian qua cho thấy, việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh của nhiều trường sư phạm chưa đảm bảo cân đối về cơ cấu, trình độ và ngành nghề để đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động, theo từng vùng miền, địa phương.

Các chính sách thu hút người có năng lực theo học sư phạm chưa hấp dẫn, hệ quả là nhiều ngành sư phạm cần, có chỉ tiêu tuyển sinh nhưng không tuyển sinh được. Điều kiện đảm bảo chất lượng của nhiều trường còn hạn chế.

Từ thực tế này, tại hội nghị, các đại biểu đề xuất các giải pháp quyết liệt được nêu ra để triển khai ngay từ năm 2018 là đào tạo sư phạm phải gắn với nhu cầu sử dụng.

Cụ thể, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố xác định nhu cầu nhân lực sư phạm trong các giai đoạn trung và dài hạn, xây dựng kế hoạch đặt hàng, tuyển dụng và phân công công việc sau khi đào tạo.

Các cơ sở đào tạo xây dựng đề án tuyển sinh cho từng ngành đào tạo giáo viên trên cơ sở đề xuất của địa phương và năng lực của cơ sở, đảm bảo các điều kiện đảm bảo chất lượng theo quy định hiện hành.

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ giao chỉ tiêu đào tạo sư phạm theo cơ chế đặt hàng dựa trên cơ sở nhu cầu của địa phương và năng lực của cơ sở đào tạo.

picture1_500_03

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ

Chấm dứt tình trạng đào tạo giáo viên ra không sử dụng

Phát biểu kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định, đã đến lúc, ngành sư phạm phải chấm dứt tình trạng đào tạo ra không sử dụng, đây vừa là trách nhiệm chính trị vừa là trách nhiệm xã hội. Để làm được điều đó, không có cách gì khác là phải đào tạo gắn với nhu cầu sử dụng và yêu cầu chất lượng.

Theo Bộ trưởng, nhu cầu đó cần xuất phát từ việc rà soát đội ngũ của từng địa phương, đưa ra con số chính xác về nhu cầu giáo viên và cam kết sử dụng sau khi đào tạo. Về việc này, Bộ sẽ có trách nhiệm cùng làm việc với các địa phương để có giải pháp cụ thể.

Từ năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ chỉ giao chỉ tiêu cho các trường dựa trên nhu cầu sử dụng mà các địa phương đưa ra.

Chúng ta thống nhất rằng từ năm 2018 chỉ tiêu tuyển sinh các trường sư phạm phải gắn chặt với nhu cầu sử dụng. Học sinh vào học ngành sư phạm phải là những học sinh ưu tú nhất, quyết tâm để năm 2018 điểm đầu vào sư phạm nằm trong top đầu, các trường không vì chạy theo chỉ tiêu mà chấp nhận điểm đầu vào thấp” - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Đối với việc khắc phục tình trạng dư thừa giáo viên những năm trước để lại, Bộ trưởng cho rằng, đây là việc chưa thể khắc phục ngay nhưng phải làm từng bước. Trong đó, các trường sư phạm cần chủ động nắm bắt nhu cầu thực tiễn các địa phương để xây dựng các chương trình đào tạo chuyển đổi sao cho phù hợp.

Ban hành chuẩn giáo viên, chuẩn quản lý

Trước yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, Bộ trưởng đề nghị, các trường sư phạm nhanh chóng xây dựng danh mục giảng viên sư phạm chủ chốt ở tất cả các môn học, đội ngũ này cần tham gia tích cực để góp ý cho các môn học theo hướng kiến thức phải sát với thực tiễn và kế thừa hiện hành. Đồng thời, tham gia vào xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên các trường phổ thông đáp ứng được yêu cầu đổi mới.

Để có căn cứ cho quá trình triển khai bồi dưỡng, đào tạo giáo viên, Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo phải nhanh chóng hoàn thiện để ban hành các chuẩn giáo viên, chuẩn cán bộ quản lý, chuẩn Hiệu trưởng, chuẩn giảng viên sư phạm…

Từ chuẩn mới có thể đo đếm chất lượng và có phương án để bồi dưỡng hoặc thay thế. Việc này, Bộ trưởng lưu ý phải làm theo hình thức cuốn chiếu, không làm ồ ạt và chú trọng phương pháp đào tạo trực tuyến.

Tái cấu trúc trường sư phạm

Đối với vấn đề tái cấu trúc các trường sư phạm, Bộ trưởng khẳng định, đây là xu hướng tất yếu nhưng cần có lộ trình, trong đó cần có khung đánh giá kỹ thực trạng các trường sư phạm hiện nay để tìm ra những vấn đề còn vướng và tham chiếu với kinh nghiệm của một số nước.

“Đây là thời điểm, cơ hội tốt nhất để tái cấu trúc bởi cả xã hội đang mong đợi các trường nâng cao chất lượng đào tạo sư phạm, vì vậy, từng trường sư phạm căn cứ vào nhu cầu để có quy trình, cách đi phù hợp.

Tôi đề nghị các trường sư phạm đang tham gia dự án ETEP tiến hành làm trước, các trường khác làm sau. Trên cơ sở đó Bộ sẽ trình Chính phủ đề án tái cấu trúc các trường sư phạm” - Bộ trưởng nêu rõ.

Theo dantri.vn


Nhắn tin cho tác giả
Hỗ Trợ Thư Viện Violet @ 16:24 28/12/2017
Số lượt xem: 4384
Số lượt thích: 0 người
Avatar

Chắc BGD cũng biết tuyển ồ ạt còn không có sinh viên học. tuyển hs ưu tú thì tuyển ở đâu?

trước khi tuyển, sao không khắc phục các điều vi mô sau dẫn đễn không có sinh viên học sp?. Cụ thể:

- Sự độc quyền trong giáo dục. 

- Cơ chế xin cho trong giáo dục.

-Người tướng trong mỗi đơn vị giáo dục.

- "Đến hẹn lại lên" trong giáo dục.

- Kỹ năng dùng người

1. Sự độc quyền: hs học hết MN gần như "phải" học c1 trường theo tuyến ts, học hết c1 gần "phải" học c2 theo tuyến, ...dẫn đến người gv, người ht ko chỉ cần tư duy kinh nghiệm mà chẳng cần tư duy cũng mở mắt ra mỗi năm học trường mình thoải mái nguồn học sinh, dẫn đến ngân sách cấp ko bị suy chuyển. nhà trường gần như chỉ chú ý đến hs mũi nhọn.Học sinh bỏ tiền ra ko được nhận sự giáo dục đúng với đồng tiền mình bỏ ra.

2. Cơ chế xin, cho: áp dụng từ việc chọn hiệu trưởng, đến giáo viên hợp đồng. Có trường gần chỗ tôi công tác "được cấp" 2 giáo viên hợp đồng thì 01 cô nặng tai, 01 cô nói ngọng.

3. Người tướng của mỗi đơn vị giáo dục:  Thực sự đây là điểm yếu của ngành giáo dục nói chung, của các đơn vị giáo dục nói riêng. không dám bình luận nhiều sợ đụng chạm.

4. Đến hẹn lại lên: từ hiêu trưởng đến giáo viên. viết thế mọi người đã hiểu rồi.

5. Kỹ năng dùng người: "DÙNG NGƯỜI NHƯ BÁC HỒ DÙNG BÁC GIÁP CHÚNG TA MỚI CÓ TRẬN ĐIỆN BIÊN PHỦ LỪNG LẪY NĂM CHÂU, CHẤN ĐỘNG ĐỊA CẦU" chứ cách dùng người trong giáo dục hiện nay vi phạm nhiều điều lắm. Cụ thể:

        + dùng người theo bằng cấp. 

        + DÙng người theo sự chỉ đạo.

        + Dùng người theo sự thỏa thuận.

Các cách dùng người trên núp dưới danh nghĩa " xét năng lực". 

trong khuôn khổ của góc nhận xét nho nhỏ này, xin chia sẻ như vậy. những ai xem sau cho ý kiến nhé.

 

 

 
Gửi ý kiến