Tin tức cộng đồng

5 điều đơn giản cha mẹ nên làm mỗi ngày để con hạnh phúc hơn

Tìm kiếm hạnh phúc là một nhu cầu lớn và xuất hiện xuyên suốt cuộc đời mỗi con người. Tác giả người Mỹ Stephanie Harrison đã dành ra hơn 10 năm để nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc, bà đã hệ thống các kiến thức ấy trong cuốn New Happy. Bà Harrison khẳng định có những thói quen đơn...
Xem tiếp

Tin tức thư viện

Chức năng Dừng xem quảng cáo trên violet.vn

12087057 Kính chào các thầy, cô! Hiện tại, kinh phí duy trì hệ thống dựa chủ yếu vào việc đặt quảng cáo trên hệ thống. Tuy nhiên, đôi khi có gây một số trở ngại đối với thầy, cô khi truy cập. Vì vậy, để thuận tiện trong việc sử dụng thư viện hệ thống đã cung cấp chức năng...
Xem tiếp

Hỗ trợ kĩ thuật

Liên hệ quảng cáo

  • (024) 66 745 632
  • 096 181 2005
  • contact@bachkim.vn

Tìm kiếm Tài nguyên trên violet.vn

Gốc > Tin tức cộng đồng >

Nhọc nhằn giáo viên làm nghề tay trái "nuôi" nghề giáo.

Khi nào lương giáo viên chưa đủ trang trải cho cuộc sống thì nhà giáo vẫn còn phải nhọc nhằn kiếm sống bằng nghề tay trái. Đây có lẽ là một bài toán khó làm đau đầu các cấp quản lý giáo dục.

nghe_tay_trai_500_01

Nhiều giáo viên làm nghề tay trái bằng việc bán hàng qua mạng. (Ảnh nguồn minh họa: baobinhthuan.com.vn).

Một cô giáo giấu tên chia sẻ: "Tôi làm giáo viên ở thành phố công nghiệp nên thời gian gần đây đời sống có khá hơn nhờ dạy thêm. Đồng lương giáo viên trên 20 năm trong nghề của hai vợ chồng với khoảng hơn 17 triệu đồng để nuôi hai con đang tuổi ăn học và đủ thứ phải chi khác".

Một số thầy cô khác chọn nghề viết lách làm nghề tay trái. Có đồng nghiệp viết đều tay, sung sức, chuyện kiếm thêm gấp đôi lương là không khó. Các thầy cô thường cộng tác ở mảng văn học hay viết về đề tài giáo dục trên các báo trung ương, địa phương. Vừa có thêm thu nhập vừa được đóng góp, hiến kế nhiều thay đổi, chính sách cho ngành giáo dục.

Nhưng đó chỉ là số ít thầy cô may mắn được làm thêm bằng trí óc chứ nhiều đồng nghiệp phải lao động chân tay vất vả, mệt nhọc bằng sức lực.

Thầy Đào Văn Đồng, chủ tịch công đoàn Trường Tiểu học Trần Đại Nghĩa (huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu) cho biết: 

“Một số cán bộ, giáo viên trường và các trường sau giờ dạy là về với công việc nuôi tôm ở nhà để tăng thêm thu nhập. Nghề làm thêm tay trái của các thầy cô rất vất vả, cực nhọc và mất nhiều công sức”. 

Tuy nhiên không ít giáo viên vẫn lạc quan chia sẻ: “Có việc làm thêm chính đáng, đủ cho cuộc sống trong khi lương còn thấp là đáng mừng rồi”. 

Với giáo viên ở nông thôn là vậy, còn thầy cô ở đô thị thì việc làm thêm lại rất đa dạng. 

Giáo viên dạy Mĩ thuật đi vẽ quảng cáo, làm băng rôn, pa nô, áp phích;

Giáo viên thể dục đi làm thêm ở hồ bơi, sân vận động;

Giáo viên Âm nhạc đi làm MC đám cưới, hát quán cà phê nhạc, hát ở các đám cưới. 

Có người chọn nghề chụp ảnh cho học sinh, đám cưới, đám ma. Thu nhập không cao nhưng cũng tạm ổn và thường xuyên có việc làm. 

Đội ngũ cán bộ quản lý trường học không có học sinh để dạy thêm nên thường chọn cho mình một nghề làm thêm như bán bảo hiểm, buôn bán, sửa điện tử, kinh doanh nhà trọ. 

Người có vốn kha khá thì kinh doanh quán cà phê, quán ăn, mở công ty… Đúng là với đủ thứ nghề tay trái mà thầy cô phải làm.

Một số thầy cô tìm cách bán hàng trên các mạng xã hội với đủ các mặt hàng: đồng hồ, mĩ phẩm, yến sào, sâm Hàn Quốc, quần áo, điện thoại… 

Một giáo viên dạy thể dục (xin giấu tên) của một trường tiểu học tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, cho biết:  “Ngoài giờ dạy, ngày chủ nhật em thường đi bán quần áo ở các chợ của thành phố Biên Hòa. Dù thu nhập ổn định, song đã là giáo viên nhiều lúc cũng thiệt thòi vì bị bạn hàng chèn ép”. 

Đúng là khó khăn, thiếu thốn nên đôi chân hay cái đầu phải “chạy”. 

Trong thời buổi kinh tế thị trường, nhu cầu của cuộc sống tối thiểu luôn đòi hỏi cao.

Lương bổng, thu nhập cao mới mong côáo cũng không phải là ngoại lệ trong cái thời vật giá leo thang này. 

Chế độ tiền lương cho hơn 1 triệu giáo viên trên cả nước đang ở mức thấp hơn nhiều ngành nghề khác trong khi cống hiến của các thầy cô giáo là rất lớn. 

Mong rằng, vấn đề tiền lương giáo viên sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm trình Quốc hội để không còn tình trạng giáo viên loay hoay với cuộc sống cơm áo gạo tiền, làm nghề tay trái nuôi nghề giáo. 

Có được như vậy các thầy cô giáo mới chuyên tâm vào công tác chuyên môn, tạo động lực thúc đẩy cho cuộc đổi mới giáo dục vào năm 2019 thành công.

Nguồn Báo giáo dục VN


Nhắn tin cho tác giả
Hỗ Trợ Thư Viện Violet @ 09:26 11/10/2017
Số lượt xem: 6916
 
Gửi ý kiến