Tin tức cộng đồng

5 điều đơn giản cha mẹ nên làm mỗi ngày để con hạnh phúc hơn

Tìm kiếm hạnh phúc là một nhu cầu lớn và xuất hiện xuyên suốt cuộc đời mỗi con người. Tác giả người Mỹ Stephanie Harrison đã dành ra hơn 10 năm để nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc, bà đã hệ thống các kiến thức ấy trong cuốn New Happy. Bà Harrison khẳng định có những thói quen đơn...
Xem tiếp

Tin tức thư viện

Chức năng Dừng xem quảng cáo trên violet.vn

12087057 Kính chào các thầy, cô! Hiện tại, kinh phí duy trì hệ thống dựa chủ yếu vào việc đặt quảng cáo trên hệ thống. Tuy nhiên, đôi khi có gây một số trở ngại đối với thầy, cô khi truy cập. Vì vậy, để thuận tiện trong việc sử dụng thư viện hệ thống đã cung cấp chức năng...
Xem tiếp

Hỗ trợ kĩ thuật

Liên hệ quảng cáo

  • (024) 66 745 632
  • 096 181 2005
  • contact@bachkim.vn

Tìm kiếm Tài nguyên trên violet.vn

Gốc > Tin tức cộng đồng >

Ngành giáo dục lúc này rất cần những “giáo viên cá biệt”

Phần đông giáo viên luôn sống nhẫn nhịn

Trong các trường học hiện nay ở cả 4 cấp (mầm non, tiểu học và 2 bậc trung học) chuyện giáo viên lên tiếng trước bất công là vô cùng hiếm.

Nhiều thầy cô sống theo suy nghĩ “một điều nhịn là chín điều lành”. Ngay cả quyền lợi của bản thân mình bị xâm phạm, dù bức xúc, bất bình nhưng nhiều người cũng không dám lên tiếng.

Thế nên, mọi việc, mọi chuyện trong trường ai ai cũng làm răm rắp tuân theo lời hiệu trưởng.

Vì thế, mỗi khi hiệu trưởng nói, hiệu trưởng yêu cầu làm việc gì đó, giáo viên thường thì thào bảo nhau đó là “Thánh chỉ ” để cúc cung làm theo dù không muốn.

Thế nên, hiệu trưởng ưng làm gì thì làm, thích làm gì cũng không ai ngăn cản. Vì thế, mới sinh ra những ông, bà làm “Vua một cõi”.

Bỗng dưng có người dám lên tiếng (nói thay những điều mà gần như cả tập thể mong muốn nhưng không dám nói) đương nhiên sợ bất lợi cho mình, hiệu trưởng sẽ không bao giờ vui lòng. Và lập tức, giáo viên ấy đã lọt vào tầm ngắm của hiệu trưởng.

Không thể để tình trạng này trở thành phong trào, nhiều hiệu trưởng đã ra tay trừng trị để làm gương.

ha_nam_500

Nhiều giáo viên hiện nay cho rằng chỉ cần dạy tốt là đủ (Ảnh minh họa Hanam.edu.vn)

Có “giáo viên cá biệt” lợi đôi đường

Cô T. giáo viên một trường tiểu học cho biết, vốn tính thẳng thắn nên cô hay góp ý với nhà trường những việc làm gây bất bình trong tập thể giáo viên.

Ví như, trường cô năm ấy phân công cho một hiệu phó vừa làm thư ký hội đồng, vừa dạy thêm một lớp treo (do thiếu giáo viên).

Trong khi, hiệu phó nhờ giáo viên viết biên bản còn mình hưởng chế độ (2 tiết dạy ăn tăng giờ).

Lớp dạy treo cũng được nhận tiền khá cao, có giáo viên trong trường khó khăn muốn dạy nhưng không được.

Nhiều thầy cô giáo bất bình mà không dám nói chỉ biết xì xào, rì rầm bên ngoài.

Cô T. đã lên gặp hiệu trưởng nhà trường nói về bức xúc của giáo viên, về việc nhà trường phân công hiệu phó dạy lớp treo, làm thư ký hội đồng ăn tăng giờ (đã thế còn bắt một giáo viên ký thay mình)…

Mới nghe đến đó, hiệu trưởng đập bàn quát lớn: “Tôi làm hiệu trưởng tôi thích phân công ai dạy là quyền của tôi!”.

Sau đó, trường bị thanh tra và hiệu trưởng lãnh đủ cơn thịnh nộ của cấp trên về công tác quản lý.

Có lẽ, cũng nhận ra những lời góp ý thẳng thắn của cô T. là đúng nên từ đó về sau hiệu trưởng làm việc đã cẩn thận hơn rất nhiều.

Hay như việc, mỗi lần họp hội đồng là những giáo viên vi phạm khuyết điểm trong tuần bị điểm mặt chỉ tên giữa cuộc họp.

Những giáo viên bị nhắc nhở bức xúc và buồn nhưng không dám lên tiếng. Cô T. nói mình đã góp ý cho hiệu trưởng nên gọi giáo viên ấy vào phòng nhắc nhở sẽ thuyết phục hơn.

Và từ đó về sau, giáo viên trong trường không bao giờ bị nêu tên như thế.

Cô T. cho biết đã không ít lần cô nhận được những lời cảm ơn của nhiều đồng nghiệp kiểu như: “Nhờ có chị thẳng thắn góp ý mà giáo viên tụi em cũng bớt khổ”.

Nhưng không phải hiệu trưởng nào cũng ghét, cũng không thích những giáo viên thẳng thắn.

Những hiệu trưởng giỏi lại rất thích làm việc với những giáo viên thế này vì theo họ những thầy cô giáo ấy làm được việc. Hơn nữa nói thẳng dù khó nghe vẫn hơn bị nói sau lưng còn mệt hơn rất nhiều.

Giai đoạn này, ngành giáo dục đang trên đà đổi mới sẽ rất cần những thầy cô dám nêu chính kiến của mình, dám đấu tranh cho những tồn tại bất công của ngành. Có thế, mới góp phần cho đổi mới thành công.

Nguồn: https://giaoduc.net.vn/tieu-diem/nganh-giao-duc-luc-nay-rat-can-nhung-giao-vien-ca-biet-post206188.gd


Nhắn tin cho tác giả
Hỗ Trợ Thư Viện Violet @ 09:56 14/01/2020
Số lượt xem: 2847
Số lượt thích: 0 người
 
Gửi ý kiến