Tin tức cộng đồng

5 điều đơn giản cha mẹ nên làm mỗi ngày để con hạnh phúc hơn

Tìm kiếm hạnh phúc là một nhu cầu lớn và xuất hiện xuyên suốt cuộc đời mỗi con người. Tác giả người Mỹ Stephanie Harrison đã dành ra hơn 10 năm để nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc, bà đã hệ thống các kiến thức ấy trong cuốn New Happy. Bà Harrison khẳng định có những thói quen đơn...
Xem tiếp

Tin tức thư viện

Chức năng Dừng xem quảng cáo trên violet.vn

12087057 Kính chào các thầy, cô! Hiện tại, kinh phí duy trì hệ thống dựa chủ yếu vào việc đặt quảng cáo trên hệ thống. Tuy nhiên, đôi khi có gây một số trở ngại đối với thầy, cô khi truy cập. Vì vậy, để thuận tiện trong việc sử dụng thư viện hệ thống đã cung cấp chức năng...
Xem tiếp

Hỗ trợ kĩ thuật

Liên hệ quảng cáo

  • (024) 66 745 632
  • 096 181 2005
  • contact@bachkim.vn

Tìm kiếm Tài nguyên trên violet.vn

Gốc > Tin tức cộng đồng >

Món quà 20/11, không cần gói

Chỉ một món “quà không gói”, bài giảng của thầy cô đang đứng lớp hay hơn, hấp dẫn hơn; với thầy cô giáo đã nghỉ hưu, như được sống lại thời “thanh xuân”...

Giúp người, không mong người trả ơn. Giúp được, cứ giúp.

Thầy cô giáo ngoài cái nghề dạy học, có một thiên chức khác, giúp học trò phát hiện năng lực của chính mình; khuyến khích học trò phát triển năng lực đó, thành người có ích cho xã hội.

Thế nhưng, đã vào nghề vài năm, người thầy thường “tò mò”, không biết cái cây mình trồng nay thế nào, đơm hoa kết trái ra sao?

Không ít thầy cô giáo có “bệnh” dõi theo bước chân, của học trò từ đó; giai điệu bài hát “Người thầy” hay hơn, xúc động hơn vì hình ảnh đó.

Phần đa những người mang “bệnh” này thường không có thuốc chữa. Mang bệnh, bệnh ngày càng “nặng”, khi nhận được lời nhắn, lời động viên, lời tri ân của học trò.

Nhiều khi chỉ là câu hỏi của “một người xa lạ”, thầy ơi, thầy có còn nhớ em không? Em nhớ thầy nhiều lắm, mong một lần khấu đầu trước thầy mà chưa làm được…vv; làm nao lòng, khuấy dạ người thầy nghiêm nghị, tuổi già;

Chỉ nhiêu đó, cũng làm nhà giáo quên đi gian khó, cống hiến hết mình cho bài giảng hôm sau.

Tâm sự với những thầy cô giáo có tâm, có tầm, “mẫu số chung” là cống hiến cho học trò lứa sau, nhiều hơn lứa trước; nhận được sự tri ân của học trò cũ, cảm thấy mình đang “mang nợ cuộc đời”.

Có mấy ai mà không thích quà, nói không thích là dối lòng mình; “của biếu, của lo, của cho, của nợ”, vì vậy nhà giáo được nhận quà, cứ có cảm giác mang ơn, mang nợ; quà nhà giáo nhận thời @, là ô tô hạng sang, nhà biệt thự, giỏ hoa đắt tiền… trên mạng, là thế giới ảo, thế nhưng cảm xúc hoàn toàn thật, thật đến nao lòng.

Mùa tri ân 20/11, có gì hạnh phúc hơn khi nhận được cuộc gọi của học trò cũ từ Facebook, Zalo, Viber…vv.

Có đáng là bao, mất bao nhiêu thời gian vàng ngọc của bạn? Thế nhưng, với nhà giáo, trân quý vô ngần.

Chúng ta nhớ về thầy cô, chúng ta đang gieo tương lai cho con, em của mình.

Chỉ một "món quà không gói”, bài giảng của thầy cô đang đứng lớp hay hơn, hấp dẫn hơn; với thầy cô giáo đã nghỉ hưu, như được sống lại thời “thanh xuân” gian khó mà hạnh phúc, được tắm trong “ánh hào quang, kiêu hãnh” khó có nghề nào có được.

Bốc điện thoại lên, mở mạng xã hội ra, về thăm trường cũ, tìm thầy cô giáo của mình, gửi đến họ "món quà không cần gói”, cuộc sống tất bật của bạn sẽ đẹp hơn, tương lai của em út bạn trở nên tươi sáng hơn nhờ lời tri ân của bạn.

Tri ân, hành động đẹp nhất, thường chỉ có ở con người. Tri ân thầy cô, đâu cần quà cáp, tiền bạc; sống đẹp, sống tốt, sống hạnh phúc của bạn là món quà vô giá với thầy cô rồi.

Cuộc đời mỗi người chỉ đẹp, hoàn hảo khi có người thầy để nhớ.

Không có thầy để nhớ, không nhớ về người thầy, bức tranh hạnh phúc còn thiếu … chữ ký của người họa sĩ phải không các bạn?

Theo giaoduc.net.vn


Nhắn tin cho tác giả
Hỗ Trợ Thư Viện Violet @ 11:39 19/11/2018
Số lượt xem: 2520
Số lượt thích: 0 người
 
Gửi ý kiến