Tin tức cộng đồng

5 điều đơn giản cha mẹ nên làm mỗi ngày để con hạnh phúc hơn

Tìm kiếm hạnh phúc là một nhu cầu lớn và xuất hiện xuyên suốt cuộc đời mỗi con người. Tác giả người Mỹ Stephanie Harrison đã dành ra hơn 10 năm để nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc, bà đã hệ thống các kiến thức ấy trong cuốn New Happy. Bà Harrison khẳng định có những thói quen đơn...
Xem tiếp

Tin tức thư viện

Chức năng Dừng xem quảng cáo trên violet.vn

12087057 Kính chào các thầy, cô! Hiện tại, kinh phí duy trì hệ thống dựa chủ yếu vào việc đặt quảng cáo trên hệ thống. Tuy nhiên, đôi khi có gây một số trở ngại đối với thầy, cô khi truy cập. Vì vậy, để thuận tiện trong việc sử dụng thư viện hệ thống đã cung cấp chức năng...
Xem tiếp

Hỗ trợ kĩ thuật

Liên hệ quảng cáo

  • (024) 66 745 632
  • 096 181 2005
  • contact@bachkim.vn

Tìm kiếm Tài nguyên trên violet.vn

Gốc > Tin tức cộng đồng >

Chương trình phổ thông mới: Quá lo về giáo viên

Giáo viên được xem là yếu tố quyết định dẫn đến sự thành công của chương trình phổ thông mới nhưng lực lượng này đang gặp nhiều khó khăn

Từ nay đến khi triển khai chương trình phổ thông mới chỉ còn hơn 1 năm rưỡi. Liệu giáo viên (GV) có thể bảo đảm việc thay đổi phương pháp dạy và học, đặc biệt là dạy học tích hợp, hay không thực sự không phải là câu hỏi dễ trả lời.

Lúng túng với dạy học tích hợp

Ông Lê Hồng Vũ - Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) quận Tây Hồ, TP Hà Nội - cho biết để chuẩn bị việc dạy học tích hợp liên môn cho chương trình mới, phòng đã tìm GV để tổ chức những tiết dạy mẫu nhưng thật sự vẫn rất lúng túng. Nhiều GV vẫn rất băn khoăn với khái niệm thế nào là tích hợp liên môn. Băn khoăn của ông Vũ cũng là tâm trạng chung của nhiều hiệu trưởng và GV khi bắt tay vào tìm hiểu, chuẩn bị cho việc triển khai chương trình phổ thông mới.

Ông Đoàn Công Thạo, Hiệu trưởng Trường THCS Giảng Võ (TP Hà Nội), cho biết điều ông quan tâm nhất chính là chất lượng đội ngũ GV. Ông Thạo đặt câu hỏi: Liệu đội ngũ GV hiện nay đã đáp ứng được yêu cầu dạy học tích hợp? "Tôi nghĩ thật không đơn giản. Bản thân tôi là GV dạy vật lý nhưng không đơn giản là có thể dạy được cả kiến thức môn hóa và sinh" - ông Thạo dẫn chứng.

chot-12-1516546960379_500

Giáo viên cần được bồi dưỡng để dạy tích hợp

Trước những lo lắng về chất lượng đội ngũ, các GV khi được hỏi đều cho rằng Bộ GD-ĐT cần đẩy nhanh quá trình đào tạo cũng như sớm lên kế hoạch tập huấn cho GV các cấp để đáp ứng được chương trình một cách nhanh nhất.

Giải tỏa những băn khoăn này, GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng Chủ biên chương trình phổ thông mới, cho hay ngay từ khi xây dựng chương trình, Bộ GD-ĐT đã quan tâm đến việc kiểm tra, điều tra số lượng đội ngũ GV ở từng môn học, cấp học; rà soát xem các GV này còn cần gì để bồi dưỡng. Theo GS Thuyết, với những môn học mới, tích hợp nhiều môn như khoa học tự nhiên, lịch sử, địa lý ở THCS, các GV sẽ được học bồi dưỡng, học thêm một số tín chỉ để có thể một mình dạy một môn.

Lớp 60 học sinh, giáo viên dạy kiểu gì?

Không chỉ đội ngũ GV mà cơ sở vật chất cũng là nỗi lo của ngành giáo dục khi triển khai chương trình mới. Bà Phan Kim Anh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nam Thành Công (TP Hà Nội), cho rằng tình trạng quá tải về quy mô học sinh là khó khăn chung của giáo dục tiểu học hiện nay. Vì vậy, dù rất quyết tâm song thực tế nêu trên vẫn là rào cản không nhỏ trong quá trình triển khai của các trường.

Trên thực tế, sĩ số chung của các lớp học ở Hà Nội hiện rất đông. Lãnh đạo nhiều trường của Hà Nội cũng cho rằng sĩ số lớp học đang là trở ngại đối với việc triển khai chương trình mới. Trên lý thuyết, quy mô lớp tiểu học cao nhất là 35 học sinh nhưng thực tế, phần lớn các trường của Hà Nội đều có sĩ số lên đến 50-60 em.

GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng các địa phương cần bảo đảm đúng Điều lệ trường học - 35 học sinh/lớp đối với bậc tiểu học và 45 học sinh/lớp đối với THCS. "Nếu một lớp mà 60 học sinh thì rất khó cho GV trong việc dạy học, đưa các em tham quan, trải nghiệm…" - Tổng Chủ biên chương trình phổ thông nhìn nhận.

Thống kê của Bộ GD-ĐT cho thấy cả nước có 28.177 cơ sở giáo dục phổ thông công lập, trong đó có 15.050 trường tiểu học, 10.697 trường THCS, 2.430 trường THPT, 14.883.647 học sinh, 476.924 lớp học và 419.903 phòng học. Tuy nhiên, điều kiện về phòng học bộ môn, trang thiết bị dạy học, thư viện hiện chưa đáp ứng được nhu cầu.

Theo Bộ GD-ĐT, cần đầu tư xây dựng bổ sung khoảng 57.084 phòng học (tiểu học 30.344 phòng, THCS 20.571 phòng, THPT 6.169 phòng). Bên cạnh đó, để kiên cố hóa các phòng học, cần đầu tư xây dựng thay thế 96.352 phòng (tiểu học 55.035 phòng, THCS 18.017 phòng, THPT 3.330 phòng).

Về phòng học bộ môn, cấp THCS (với quy mô quy ước 1 trường THCS 16 lớp là 6 phòng) cần xây dựng bổ sung khoảng 24.300 phòng còn thiếu và 10.244 phòng chưa đáp ứng quy định; cấp THPT (với quy mô quy ước 1 trường THPT 24 lớp là 6 phòng) cần xây dựng bổ sung khoảng 3.270 phòng còn thiếu và 3.195 phòng chưa đáp ứng quy định.

Nguồn nld.com.vn


Nhắn tin cho tác giả
Hỗ Trợ Thư Viện Violet @ 09:28 23/01/2018
Số lượt xem: 3047
Số lượt thích: 0 người
 
Gửi ý kiến